Xuất khẩu thủy sản: Hai vấn đề cần sớm giải quyết

Kết thúc quý 3/2015, ngành thủy sản Việt Nam đã không còn hy vọng giữ vững được kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực như tôm và cá tra. Thực trạng tăng trưởng kém bền vững của ngành đã bắt đầu bộc lộ rõ khi các yếu tố thuận lợi khách quan không còn nữa. Trong bối cảnh đó, hai hướng giải quyết là giảm giá thành và mở rộng thị trường vẫn còn quá nhiều nút thắt cần tháo gỡ.

cá tầm

Bài toán về giá - yếu tố quyết định để giữ thị trường

Trong tám tháng đầu năm 2015, giá trị tôm xuất khẩu đã sụt giảm khoảng từ 35 – 40% trên tất cả các thị trường quan trọng của Việt Nam.

Theo các doanh nghiệp, nguyên nhân chính là do giá thành tôm xuất khẩu của Việt Nam đang quá cao so với các nước cạnh tranh trực tiếp như Ấn Độ, Indonesia.

Ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng, nếu cố gắng thì kim ngạch xuất khẩu tôm cả năm 2015 cũng sẽ chỉ đạt 3,2 tỷ USD, giảm khoảng 900 triệu USD so với năm ngoái.

Thị trường Nhật cũng đang giảm nhập tôm Việt Nam, để tăng hàng Ấn Độ và Indonesia. Thời gian qua, Indonesia đã phá giá đồng tiền tới 28%, khiến giá sản phẩm của chúng ta không thể đuổi kịp.

Báo cáo của VASEP cho thấy gần đây giá tôm Việt Nam tại thị trường Nhật giảm tới 16,7% trong khi đó, các nước trong khu vực chỉ giảm 1 – 2%, thế nhưng giá tôm Việt Nam vẫn còn cao hơn các nước trong khu vực 5 – 10%.

>> Xuất khẩu tôm vào Mỹ: Khó tiếp khó

Theo ý kiến chung của nhiều doanh nghiệp, muốn tăng sức cạnh tranh thì phải giải bài toán đầu tiên là hạ giá thành nuôi tôm.

Ông Lê Văn Quang - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn thủy sản Minh Phú cho rằng giá tôm Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực là do giá thành nguyên liệu, giá nhân công, chi phí đầu vào như điện, nước thời gian qua tăng nhanh và cao.

Đại diện một doanh nghiệp chế biến tôm ở Bến Tre cho biết mức lương trung bình của công nhân thủy sản Việt Nam lâu nay vẫn cao hơn lương tối thiểu.

Sắp tới đây, khi mức lương tối thiểu được nâng thêm, chi phí bảo hiểm mà doanh nghiệp phải đóng thêm là không nhỏ. Trong khi đó, thu nhập thực tế của công nhân không tăng thì cũng rất khó cải thiện năng suất.

Bên cạnh mặt hàng tôm, lượng cá tra xuất khẩu sang thị trường châu Âu cũng suy giảm.

Bên cạnh yếu tố người tiêu dùng châu Âu thắt chặt chi tiêu thì nguyên nhân chính là do sự cạnh tranh quyết liệt của doanh nghiệp các nước khác; nhất là thời gian qua, tỷ lệ mạ băng và hàm lượng nước trong cá tra fillet đông lạnh Việt Nam ngày càng cao, cùng với việc thiếu nhãn hiệu chất lượng Việt Nam để quảng bá đã làm ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

VASEP từng khuyến cáo, giá cá tra xuất khẩu phải ở mức tối thiểu 3 USD/kg thì mới bảo đảm các bên có lãi. Nhưng do tranh giành khách hàng, nhiều doanh nghiệp đã chào giá 1,8-2,3 USD/kg.

>> VASEP phản đối Mỹ tăng thuế với cá tra xuất khẩu

Việc cạnh tranh bằng cách hạ giá bán sản phẩm khiến các nhà nhập khẩu lo ngại rủi ro về chất lượng nên nhập khẩu nhỏ giọt để ép giá, hậu quả cuối cùng lại ép giá mua cá nguyên liệu trong nước.

Theo đại diện một nhà nhập khẩu và phân phối cá tra Việt Nam tại châu Âu, chính hành động phá giá của các doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua đã khiến vị thế cá tra ngày càng xuống.

Nhà nhập khẩu không thích hành động này vì họ phải cạnh tranh và khó được lãi khi luôn có người bán rẻ hơn.

Xúc tiến thương mại cần được chú trọng hơn

Ông Alfons Van Duijvenbode, chuyên viên của Trung tâm xúc tiến nhập khẩu từ các nước đang phát triển (CBI Hà Lan) cho rằng, muốn tăng niềm tin của người tiêu dùng tại châu Âu về các món ăn từ cá tra, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải xây dựng chiến lược quảng bá marketing với nhiều hình thức khác nhau để nêu bật giá trị cá tra như một món ăn lý tưởng, dễ chế biến, là món nên ăn hằng ngày.

Các chuyên gia thuộc Dự án Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam (SUPA) cho biết, người tiêu dùng châu Âu vẫn ưa chuộng cá tra do dinh dưỡng cao, thơm ngon, không có xương ngang, dễ chế biến và giá bán phù hợp.

>> Bi kịch cá tra và cơ hội M&A

Khâu yếu nhất trong ngành cá tra Việt Nam hiện nay là quảng bá, xây dựng hình ảnh. SUPA cho rằng Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm của Na Uy trong việc phát triển thương hiệu quốc gia cho sản phẩm cá hồi nước này.

Tuy nhiên, nếu ngân sách xúc tiến thương mại dành riêng cho mặt hàng cá hồi Na Uy lên đến 100 triệu USD/năm thì ngân sách xúc tiến thương mại cho cả ngành thủy sản Việt Nam mỗi năm chỉ ở mức hơn 6 tỷ đồng (khoảng 250.000 USD).

Theo ông Nguyễn Hữu Dũng - Phó chủ tịch VASEP, xúc tiến thương mại hiện nay không đơn giản là tham gia các hội chợ, triển lãm ở nước ngoài.

Điều cần làm hơn là đưa truyền thông nước ngoài vào Việt Nam để họ chứng kiến tận mắt quy trình sản xuất cá tra. Từ đó tránh được tình trạng cá tra bị bôi nhọ như đã từng xảy ra.

Dù luôn coi Thái Lan là đối thủ cạnh tranh nhưng Việt Nam đã không học được kinh nghiệm xúc tiến từ nước này.

Năm 1952, ngay khi nền nông nghiệp chưa phát triển, Thái Lan đã xác định phải ưu tiên hàng đầu cho lĩnh vực xúc tiến thương mại với sự hình thành Cục Xúc tiến xuất khẩu.

>> VASEP đề nghị thuế nhập khẩu cá ngừ còn 0%

Cục có nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp ở năm lĩnh vực – thông tin thị trường, đào tạo nhân lực, phát triển sản phẩm (chú trọng mẫu mã thiết kế), tổ chức sự kiện, phát triển mạng lưới văn phòng đại diện ở nước ngoài (để thường xuyên cập nhật thông tin về nhu cầu, sự biến động của thị trường).

Với chiến lược này, Thái Lan đã trở thành một trong những quốc gia có công nghệ xúc tiến thương mại mạnh nhất trong khu vực.

Bên cạnh đó, công tác xúc tiến thương mại thủy sản của Thái Lan được tiến hành với sự tham gia của các công ty tiếp thị đa quốc gia, thực hiện việc nghiên cứu thị trường, quảng bá sản phẩm và đặc biệt là kiểm soát chặt chẽ toàn bộ các khâu trong chuỗi sản xuất.

Một số công ty thương mại lớn của Thái cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp tài chính cho các hoạt động nghiên cứu, xây dựng chiến lược xúc tiến thương mại.

Tại Việt Nam, với ngân sách ít ỏi và sự hỗ trợ khiêm tốn từ phía các cơ quan quản lý nhà nước, hầu hết doanh nghiệp đều phải tự xây dựng và triển khai các chương trình xúc tiến thương mại riêng.

Song, việc tiếp cận thị trường của hầu hết các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam vẫn đang dựa vào kinh nghiệm hơn là những chiến lược kinh doanh được nghiên cứu, xây dựng một cách bài bản, chuyên nghiệp. Đây cũng là điểm yếu khiến ngành thủy sản nước ta khó mở rộng được thị trường mới.

Hiện nay, thị trường Nga và Trung Quốc được đánh giá là rất tiềm năng do nhu cầu tiêu thụ lớn, yêu cầu chất lượng không quá gắt gao như châu Âu, nhưng theo bà Trương Thị Lệ Khanh - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, chiến lược chắc chắn nhất để xâm nhập thị trường Trung Quốc là phải xây dựng được thương hiệu sản phẩm và phát triển thị trường bền vững.

Tương tự với ý kiến của bà Lệ Khanh, ông Phạm Quang Niệm – Tham tán Thương mại tại Nga cho biết hàng thủy sản Việt Nam gặp khó khăn ở thị trường Nga là do sản phẩm chưa được quảng bá mạnh mẽ, chưa gây được sự chú ý với người tiêu dùng nước này.

Doanh nhân Sài Gòn, 07/10/2015
Đăng ngày 08/10/2015
Xuân Thu
Kinh tế

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Tại sao tôm Việt Nam lại thất thế cạnh tranh hơn tôm Ecuador

Trên thị trường thế giới, ngành công nghiệp tôm đang trải qua một cuộc cạnh tranh đầy khốc liệt, và trong số đó, tôm Việt Nam đang phải đối mặt với một thách thức mới từ đối thủ mạnh mẽ: tôm Ecuador. Trong những năm gần đây, tôm Ecuador đã nổi lên như một hiện tượng, thu hút sự chú ý của các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng trên toàn cầu.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:35 14/05/2024

Cơ hội và tiềm năng phục hồi cho thủy sản Việt Nam

Trong bối cảnh đầy thách thức của thị trường thế giới, ngành thuỷ sản Việt Nam đang đối diện với những cơ hội và tiềm năng phục hồi đáng kể. Từ những thách thức về môi trường kinh doanh đến áp lực từ các yêu cầu xuất khẩu quốc tế, ngành này đang tìm kiếm những lối đi mới để phát triển một cách bền vững và hiệu quả.

Thu hoạch tôm
• 10:34 13/05/2024

Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, nhập khẩu nông lâm thủy sản đạt 14,32 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu ngành đạt được 4 tháng là 4,74 tỷ USD, tăng 71,5%.

Tôm thẻ
• 10:18 03/05/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 12:00 26/04/2024

Tăng cường sức khỏe của cá tra thông qua β-glucan trong thức ăn

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng việc sử dụng β-glucan trong thức ăn có thể tăng cường khả năng kháng bệnh ở các loài nuôi có tầm quan trọng về mặt thương mại, chẳng hạn như cá chép (Cyprinus carpio), cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss), cá hồi Đại Tây Dương (Salmo salar), và cá tráp biển (Sparus aurata) và được sử dụng trong thức ăn thủy sản thương mại.

Cá tra
• 00:06 19/05/2024

Nâng cao năng lực mạng lưới các Khu bảo tồn biển, Vườn Quốc gia và Chi cục Thủy sản

Bình Thuận, từ ngày 15 - 17 tháng 5 năm 2024 – Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Hội Thuỷ sản Việt Nam, Cục Thủy sản và Cục Kiểm Ngư, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF-Việt Nam), Trung tâm Hỗ trợ Phát triển xanh Greenhub tổ chức “Họp tham vấn - Tập huấn tích hợp nâng cao năng lực cho Mạng lưới Khu bảo tồn biển (KBTB)/Vườn quốc gia (VQG) và Chi cục Thuỷ sản Việt Nam" tại Mũi Né, Bình Thuận. 

Ông Nguyễn Chu Hồi
• 00:06 19/05/2024

Giải pháp giúp tôm - lúa không bị sốc môi trường đầu mùa mưa

Đầu tháng 5/2024, vùng ĐBSCL xuất hiện những cơn mưa rào bất chợt làm môi trường nước thay đổi đột ngột, tôm nuôi dễ bị sốc, phát sinh dịch bệnh, nhất là với tôm-lúa diện tích lớn. Cán bộ kỹ thuật nêu những giải pháp giúp tôm không bị sốc môi trường.

Mô hình tôm lúa
• 00:06 19/05/2024

Cắt tảo sợi cho ao nuôi đang có tôm

Quản lý chất lượng nước là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Trong môi trường nuôi tôm nước ngọt, nước lợ thì tảo sợi chính là một trong những lo lắng đối với người nuôi. Để tìm ra một phương pháp diệt chúng nhưng vẫn phải an toàn khi ao đang có tôm, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng Tép Bạc nhé.

Tế bào tảo sợi
• 00:06 19/05/2024

Công nghệ nuôi tôm ít thay nước: Giải pháp cho nguồn nước ô nhiễm

Trong bối cảnh nguồn nước cấp bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, các mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ ít nước và tuần hoàn nước đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng con tôm.

Nuôi tôm công nghệ
• 00:06 19/05/2024